Hiệu quả từ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" ở Quế Võ

22/05/2020 13:10 Số lượt xem: 233

Thưa quý vị và các bạn! Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” gắn với xây dựng nông thôn mới  được Hội Nông dân huyện Quế Võ chú trọng triển khai sâu rộng. Từ đó, đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống của hội viên nông dân xã Đức Long

Tận dụng lợi thế ven Sông Đuống cùng với kiến thức tìm hiểu và học hỏi được từ mô hình nuôi cá lồng tại một số tỉnh, năm 2015 ông  Vũ Văn Chiến ở thôn Kiều Lương xã Đức Long quyết định đầu tư nuôi thử nghiệm 8 lồng cá trên sông. Nhờ nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá cũng như áp dụng tốt biện pháp phòng, chống thiên tai nên trong nuôi thả không gặp phải rủi ro gì, cá phát triển tốt, thu hoạch ðạt nãng suất cao. Từ hiệu quả býớc ðầu, cùng với sự hỗ trợ về nguồn vốn của hội nông dân huyện, Ông quyết định đầu tư phát triển lên 30 lồng cá các loại, trong đó 14 lồng nuôi cá lăng, 7 lồng nuôi cá chép, 5 lồng nuôi cá diêu hồng, 2 lồng nuôi cá trắm, 2 lồng nuôi cá lăng chấm, ngạnh, mỗi năm cho sản lượng từ  100-110 tấn, thu lãi từ 400 đến 500 triệu đồng/ 1 năm. Từ mô hình nuôi các lồng của Ông Chiến, đã có nhiều hộ làm theo và đến  năm 2019 các hộ nuôi cá lồng ở xã Đức Long đã thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản Chiến Thắng gồm 11 xã viên nhằm liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương với sản lượng cá mỗi năm của HTX đạt gần 1.000 tấn và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho từ 4 đến 6 lao động với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng. HTX nông nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản Chiến Thắng đã trở thành điểm sáng về việc nuôi thủy sản trên sông Đuống... Khác với mô hình của ông Chiến, mặc dù có bằng tốt nghiệp Đại học Quản lý kinh tế trong tay, nhưng  ông Phạm Trọng  Thuần quê ở thôn Phúc Lộc xã Châu Phong lại quyết định  xin nghỉ việc, về quê làm giàu. Đầu năm 2015 ông gom góp được 400 triệu đồng, đầu tư chuồng trại và mua 50 cặp thỏ giống. Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên, nuôi được gần một năm, chuẩn bị đến thời gian xuất chuồng thì cả đàn lăn ra chết do mắc bệnh tụ huyết trùng. Không nản chí, ông tiếp tục vừa nuôi thỏ vừa rút kinh nghiệm, nhất là nghiên cứu kỹ về các loại bệnh mà thỏ hay gặp phải, cách chữa trị.  Khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ biết nắm bắt kỹ thuật việc nuôi thỏ của ông đã cho kết quả. Sau 5 năm đầu tư chăn nuôi, ông Thuần đã thuê được 14.000m2 đất nông nghiệp ở  thôn Vệ Xá xã Đức Long mở trang trại gồm hệ thống 3 dãy nhà nhà chăn nuôi  được đầu tư, xây dựng khép kín nuôi 800 con thỏ giống, cùng hàng nghìn thỏ thương phẩm, mỗi tháng xuất chuồng từ 2.500 – 3.000 con thỏ thương phẩm, với giá bán 178 nghìn đồng/con, đem lại doanh thu trung bình một năm trên 6 tỷ đồng. Về đầu ra cho sản phẩm được hãng dược phẩm Nippon Zoki (Nhật Bản) có nhà máy tại KCN Quế Võ chọn làm đối tác duy nhất tại Bắc Ninh mua lại  để sản xuất thuốc giảm đau, tăng khả năng miễn dịch cho con người. Cơ sở của anh đã giải quyết việc làm cho 3 lao động chính với mức lương 6 triệu/người/tháng.

Mô hình nuôi thỏ của hội viên nông dân xã Châu Phong

Trên đây chỉ là một trong số hàng nghìn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Quế Võ. Để phong trào ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, ngay từ đầu năm các cấp Hội Nông dân trong huyện đã phát động hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi. Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để có những định hướng cụ thể động viên hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Tập trung đẩy mạnh các mô hình như: Mô hình đa canh tổng hợp lúa – cá – màu (ở các xã Đại Xuân, Nhân Hòa); Mô hình sản xuất cải tạo và nâng cao chất lượng vườn cây ăn quả phù hợp nhu cầu thị trường (ở các xã Châu Phong, Phù Lãng, Ngọc Xá); Ứng dụng mô hình trồng lúa cải tiến, mô hình sản xuất rau an toàn (ở các xã Đức Long, Việt Hùng, Phượng Mao); Mô hình VAC tổng hợp (ở Yên Giả, Đào Viên, Phù Lương)... Các mô hình  này thể hiện được tinh thần dám nghĩ, dám làm, có hiệu quả rõ rệt, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi các loại cây cho giá trị thấp sang trồng các loại cây phù hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường; chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình sang sản xuất mang tính chất nhóm, tổ như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng cây khoai tây, cà rốt...

Mô hình nuôi chim bồ câu của hội viên nông dân xã Cách Bi

Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện còn làm tốt vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với hội viên, nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Tính đến hết năm 2019, dư nợ toàn huyện đạt trên 93 tỷ đồng cho 3.511 hộ vay tại 101 tổ;  đồng thời đã phối hợp mở được 82 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 4.900 lượt người, 2 lớp dạy nghề cho nông dân, ngoài ra Hội cung ứng hàng trăm tấn phân NPK theo phương thức trả chậm cho nông dân. Qua đó toàn huyện đã có 105 mô hình kinh tế tiêu biểu về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, VAC tổng hợp, Nhiều điển hình làm kinh tế giỏi, chỉ tính riêng trong năm 2019 huyện Quế Võ có 10.600 hộ nông dân ðạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp.

Mô hình nuôi cá sấu của hội viên nông dân xã Phù Lãng

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, Hội nông dân huyện Quế Võ đã khẳng định được vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế. Qua đó, nâng cao đời sống và giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả,  sáng tạo trong vận dụng những tiến bộ mới vào sản xuất góp phần làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương. Đó chính là động lực giúp nông dân phát huy khả năng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Văn Dương-Thu Hòa (Đài PTQuế Võ)