Giới thiệu chung Thị ủy Quế Võ
THỊ ỦY QUẾ VÕ
1. Trụ sở:
Phường Phố Mới - Quế Võ - Bắc Ninh
2. Các ban, đơn vị trực thuộc:
- Văn Phòng Thị ủy.
- Ban Tổ chức Thị ủy.
- Ban Tuyên giáo Thị ủy.
- Ban Dân vận Huyện ủy.
- Ủy ban kiểm tra Thị ủy.
- Trung tâm Chính trị thị xã.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÓA XVIII
(Trích Điều 1, Chương I, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020)
“Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (gọi tắt là Huyện ủy) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo các mặt công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của huyện được quy định tại Điều lệ Đảng.
Huyện ủy chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trước Đảng bộ và nhân dân trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, chấp hành nghiêm chỉnh Pháp luật và mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, kể cả với cơ sở của Trung ương, của Tỉnh đóng tại huyện, bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của địa phương và lợi ích chung.
* Những vấn đề quan trọng của huyện phải đưa ra Huyện ủy thảo luận và quyết định:
1. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp lớn về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm; kế hoạch ngân sách, phương hướng, chủ trương thu, chi ngân sách hàng năm, báo cáo thu, chi ngân sách huyện 6 tháng đầu năm và cả năm; báo cáo công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân huyện, báo cáo công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện 6 tháng đầu năm và cả năm; báo cáo công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm và cả năm của cơ quan Thi hành án dân sự huyện.
2. Những vấn đề lớn về: an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền, vận động quần chúng nhân dân; những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đông đảo nhân dân; những vấn đề mới, quan trọng về cơ chế, chính sách trên địa bàn huyện.
3. Quán triệt và bàn chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.
4. Bàn và quyết định về chủ trương, chính sách trong công tác tổ chức cán bộ theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5. Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhân sự giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện; nhân sự bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (gọi tắt là Huyện ủy viên).
6. Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
7. Bầu Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, bầu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
8. Ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Quy chế làm việc của UBKT Huyện ủy. Giới thiệu người ứng cử hoặc người chỉ định Huyện ủy viên. Xét kỷ luật Huyện ủy viên.
9. Khi cần thiết, Huyện ủy nghe và cho ý kiến về hoạt động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong huyện.
10. Bàn và quyết định việc chuẩn bị và triệu tập Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy.
11. Đề xuất với Tỉnh ủy ban hành các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của Tỉnh ủy”.