Cách Bi bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
Cách Bi là xã có truyền thống văn hóa lâu đời. Trên địa bàn hiện có 5 đình, 5 chùa và 1 đền, trong đó có 3 đình được công nhận là di tích cấp tỉnh. 1 đền Nguyễn Cao được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp nhà nước. Những năm qua, chính quyền các cấp và nhân dân địa phương đã nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích này.
Đền thờ Danh nhân Nguyễn Cao tại thôn Cách Bi xã Cách Bi
Nhận thức việc bảo tồn các di sản, di tích là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, nhất là trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa là nội dung quan trọng định hướng phát triển của xã đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng để khai thác phát triển du lịch, thu hút khách đén tham quan. Xác định vai trò tầm quan trọng và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, trong những năm qua, xã Cách bi luôn quan tâm, chú trọng đến công tác quản lý bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích; thành lập và điều hành có hiệu quả Ban quản lý của từng khu di tích; lựa chọn những người gắn bó, tâm huyết với các di tích trên từng địa bàn để kiện toàn vào ban quản lý; chỉ đạo chặt chẽ công tác trông coi, bảo vệ, giữ gìn các cơ sở vật chất, di vật, cổ vật thuộc khu di tích; yêu cầu theo dõi hiện trạng và kịp thời báo cáo cấp trên khi có hư hỏng, xuống cấp để trùng tu, khắc phục… Quá trình tôn tạo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quy mô và giá trị vốn có của di tích. Bên cạnh đó xã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ các di tích, nhờ vậy các di tích đình chùa và đền trên địa bàn xã được duy tu bảo vệ, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội ở địa. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn ở Cách bi vẫn còn những hạn chế nhất định. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối vưới MTTQ, các tổ chức đoàn thể ở một số thôn chưa kịp thời chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ di tích. Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cách mạng, quảng bá giới thiệu về di sản văn hóa còn hạn chế, chưa thu hút dông đảo người dân và khách tham quan. Công tác xã hội hóa và nguồn lực giành cho tu bổ tôn tạo dich tích còn hạn chế, nhiều di tích xuống cấp chưa huy động được ngồn lực đầu tư sửa chữa. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Xã Cách bi đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như nâng cao vai trò của cấp ủy đảng chính quyền về công tác bảo vệ tu tạo các di tích. Tăng cường quản lý nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo đùn đẩy trách nhiệm trong việc quản lý hành chính nhà nước về bảo tồn phát huy các gia trị di sản văn hóa. Nâng cao chất lượng hoạt động của các ban quản lý di tích. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân lấn chiếm đất đai, xâm phạm di tích và các hành vi vi phạm luật di sản văn hóa. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến hành động của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác bảo tòn và phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lồng ghép tổ chức các chương trình văn hóa với phát triển kinh tế địa phương, huy động xã hội hóa đầu tư cho bảo tồn phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các di tích.
Với những gì mà chính quyền cùng nhân dân Cách bi đã, đang và tiếp tục triển khai, sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị của di tích trên địa bàn. Đó cũng chính là sự tri ân đối với những tài sản vô giá của bao thế hệ cha ông, đóng góp thiết thực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá quê hương.