Huyện Quế Võ chú trọng tới phát triển kinh tế trang trại
Cùng với sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua huyện Quế Võ luôn chú trọng tới phát triển kinh tế trang trại nhờ vậy kinh tế trang trại đã góp phần không nhỉ trng sự phát triển chung của huyện cũng như tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.
Mô hình nuôi lợn thương phẩm tại xã Phù Lãng
Tính đến nay trên địa bàn huyện tổng số trang trại 59 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó có 5 trang trại trồng trọt, 21 trang trại chăn nuôi, 21 trang trại thủy sản, 9 trang trại tổng hợp. Số vốn đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại đạt bình quân 1 trang trại là 4.9 tỷ đồng, nguồn vốn này là nguồn vốn tự có của gia đình và sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức, cá nhân, bình quân có 4 lao động /trang trại, trong đó, chủ trang trại quản lý trực tiếp phương án sản xuất, kinh doanh. Ðất trang trại trên địa bàn huyện đượcc hình thành thông qua việc trao đổi đất bằng hình thức đổi những thửa ruộng của mình với người khác để tích tụ thành vùng tập trung, đồng thời thuê mượn của các hộ có đất. Một số trang trại, chủ hộ không có đất, nhưng đã thuê của nhiều hộ nông dân với thời hạn lâu dài thông qua dự án phát triển kinh tế trang trại được UBND huyện phê duyệt dự án. Có 4 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích là 5.3 ha; còn lại 55 trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích là: 106.6 ha. Hiện nay, các trang trại trồng trọt chủ yếu sản xuất cây ăn quả, gồm ổi, mít, chuối; trang trại chăn nuôi sản xuất kinh doanh phần lớn chăn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm; trang trại chăn nuôi vịt cạn, chim bồ câu và 1 số hộ chăn nuôi gia cầm lấy trứng.
Mô hình nuôi chim bồ câu tại xã Cách Bi
Các loại hình trang trại đều có sự đầu tư ứng dụng công mới vào sản xuất, nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt một số trang trại đã thực hiện quy trình sản xuất Việt gáp gắn với truy xuất nguồn gốc, như, trang trại Ông Nguyễn Đức Điệp tại thôn Can Vũ, xã Việt Hùng sản xuất 5.5 ha ổi và mít. Hoặc trang trại thực heiẹn việc liên kết sản xuất như trang trại hộ ông Nguyễn Văn Quang thôn Châu Cầu, xã Châu Phong liên kết đầu tư với Tập đoàn DABACO Việt Nam với tổng diện tich đầu tý 2,1 ha, quy mô 1.600 con lợn siêu nạc/lứa. Hộ ông Ngô Đức Chí thôn Do Nha xã Phương Liễu thuê 2,1 ha, liên kết đầu tý với Tập đoàn DABACO Việt Nam đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản bằng công nghệ nuôi khép kín với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 13 tỷ đồng, quy mô 1.000 lợn nái ngoại thuần chủng. Hộ ông Nguyễn Văn Thuần xã Đức Long nuôi thỏ cung cấp cho tập công ty của Nhật. Tuy nhiên hoạt động phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện còn có nhiều khó khăn tồn tại: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại đạt tỷ lệ rất thấp.
Mô hình nuôi thỏ tại xã Đức Long
Công tác quy hoạch sử dụng đất cho các trang trại hầu hết các địa phương chưa thực hiện được, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất cho phát triển chăn nuôi tập trung gắn bảo vệ môi trường dẫn đến các trang trại phát triển phân tán không thành vùng tập trung. Sản xuất an toàn thực phẩm mới bước đầu thực hiện dẫn đến chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao. Mặc dù việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã được ứng dụng vào sản xuất, nhưng mới chỉ sản xuất ở dạng sản phẩm thô, chưa có sản phẩm chế biến sâu dẫn đến hiệu quả chưa cao. Vốn của trang trại rất khó khăn, đặc biệt nguồn vốn vay từ ngân hàng....
Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, huyện Quế Võ đã đã đang đề ra những giải pháp cụ thể thiết thực trong phát triển kinh tế trăng trại như: Triển khai xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện để các trang trại lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả.Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhanh hoàn thiện các thủ tục pháp lý về công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các trang trại. Phát huy nội lực, huy động tối đa nguồn vốn trong dân cho phát triển kinh tế trang trại . Với phương châm ”Nhà nướcc và nhân dân cùng làm”, địa phương rất cần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cho việc phát triển kinh tế trang trại bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông...Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, ngoài thế chấp bằng quyền sử dụng đất, cần cho phép thế chấp bằng các tài sản khác hiện có trên đất như giá trị vườn cây, đàn gia súc...
Mô hình nuôi cá tại xã Đức Long
Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư, được nhận vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư trực tiếp từ các chương trình, dự án của Nhà nước. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, bổ túc kiến thức kinh doanh , chú trọng việc bồi dưỡng kiến thức về thị trường và kinh doanh. Nâng cao kiến thức về thị trường cho các chủ trang trại để họ có thể tự lựa chọn cho mình những loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả cao nhất. Thu hút các doanh nghiệp, công ty liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng và xây dựng hệ thống kênh sản phẩm, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, gia trại. Với những giải pháp thiết thực cụ thể và sự chỉ đạo tích cực của huyện uỷ, UBND huyện, tin chắc rằng việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quế Võ thời gian tới sẽ có những chuyển biến tích cực góp phần đưa kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển./.